Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Lựa chọn máy hút sữa như thế nào cho phù hợp?

Hiện nay, sự ra đời của rất nhiều loại máy hút sữa trên thị trường khiến các bà mẹ thường gặp nhiều khó khăn trong vấn đề lựa chọn. Đối với các thiết bị liên quan trực tiếp đến sức khỏe mẹ và bé thì việc tìm được một chiếc máy hút sữa phù hợp và an toàn là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Suckhoesinhsan sẽ giúp bạn có thêm kiến thức liên quan đến vấn đề này.


Quan tâm và tìm hiểu từ những chi tiết nhỏ nhất


Đối với bất cứ sản phẩm nào không chỉ riêng máy hút sữa thì việc tìm hiểu từ nguồn gốc, nhãn hàng cho đến các thông tin trên bao bì luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Một sản phẩm máy hút sữa có xuất xứ rõ ràng, đáng tin cây, thương hiệu nổi tiếng và uy tín thường là những tiêu chuẩn đầu tiên. Hiện nay, để tìm hiểu rõ hơn về nguồn gốc của các sản phẩm hay đánh giá chất lượng về các sản phẩm đã trở nên dễ dàng hơn, rất thuận tiện cho việc lựa chọn của bạn.


lua chon may hut sua 1


Tiếp đó, bạn nên lựa chọn những chiếc máy phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mình. Hiện nay trên thị trường có hai loại máy hút sữa là máy hút sữa bằng tay và máy hút sữa chạy điện. Từng loại máy có những tính năng và cơ chế hoạt động riêng.


Không nên lựa chọn những loại máy không có xuất xứ hoặc nguồn gốc không rõ ràng, các thông số in trên bao bì mờ nhạt, chất lượng sản phẩm kiểm tra bằng mắt được kém.


Chọn loại máy phù hợp điều kiện


Với những bà mẹ bận rộn, hay đi làm hoặc ra ngoài nên lựa chọn loại máy nhỏ gọn, dễ tháo lắp, tiện dụng và dùng máy chạy bằng điện có cơ chế tự động. Nếu có nhiều thời gian chăm sóc có thể lựa chọn những loại đơn giản, bạn cảm thấy phù hợp đối với cả 2 loại. Tuy nhiên, cần lưu ý khi chọn tấm hút phải phù hợp với đầu ngực để quá trình hút sữa được thực hiện thoải mái, nhẹ nhàng, không đau, nâng niu bầu ngực và đầu ti, khích thích sữa về nhiều một cách tự nhiên.


lua chon may hut sua 2


Hiện nay, nhiều máy có những thiết kế đột phá giúp nhiều bà mẹ khắc phục các khó khăn như màng silicon độc đáo tạo ra vùng chân không kín 100% bảo đảm khả năng hút sữa tối đa từ bầu ngực, bóng khí dạng hoa 5 cánh co giãn theo thao tác hút sữa, nhẹ nhàng xoa bóp bầu ngực, giúp tiết ra sữa tự nhiên nên rất thoải mái chó mẹ dùng.


Nếu có điều kiện, bạn nên sử dụng những loại máy tiện dụng và thoải mái nhất chó quá trình hút sữa của mình. Đồng thời trong quá trình sử dụng bạn cần lưu ý cả về cách vệ sinh và bảo quản thiết bị để giữ thiết bị an toàn và tuổi thọ được cao.



Lựa chọn máy hút sữa như thế nào cho phù hợp?

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

5 món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh

Một số món ăn lợi sữa cho mẹ bầu sau khi sinh. Nếu thấy mình ít sữa, bạn có thể ăn những món này để giúp bé có đủ sữa nhé!


1. Móng giò hầm đậu đen:


Nguyên liệu: 1 giò trước khoảng 1,5kg, 100g đậu đen, 50g táo đỏ, 200g củ năng, gia vị: muối, tiêu, đường, hành tím, tỏi bằm, hành xanh, ngò, nước mắm,1 trái dừa xiêm


Cách làm: Chân giò cạo, rửa sạch, đập bỏ phần móng. Riềng giã nhỏ, vắt lấy nước. Chặt miếng lớn khoảng 200g. Ướp hành tỏi băm. Để 20 phút cho ngấm. Hành khô bóc vỏ để nguyên củ. Đậu đen ngâm nở, xả sạch, vớt ra để ráo. Củ năng gọt sạch, táo đỏ ngâm nở. Đặt chảo lên bếp, cho dầu vào chiên vàng chân giò. Vớt chân giò cho vào nồi nước dừa xiêm, cho đậu đen vào nấu lửa nhỏ cho chín mềm thì cho củ năng, táo đỏ vào, nấu tiếp cho các nguyên liệu chín đều. Nêm thêm nước mắm, tiêu, củ hành đỏ. Múc chân giò ra tô, cho thêm ngò. Ăn nóng. Đây là một trong những món ăn lợi sữa dành cho các mẹ bầu.


móng giò đậu đen


2. Cháo ếch đậu xanh 


Nguyên liệu: Hai con ếch, 50g gạo, 50g nếp, 25g đậu xanh.


Cách làm: Gạo, nếp vo sạch, đậu xanh rửa kỹ, hầm trong một giờ với 600ml nước cho nhừ. Ếch làm sạch, rửa sơ qua rượu trắng, cắt làm tư. Đun nóng dầu ăn, cho gừng, tỏi vào xào thơm, cho ếch vào đảo đều tay, thêm hắc xì dầu, hạt nêm, muối, hành băm đảo đều tay trong 10 phút, cho ớt vào sau cùng. Tắt bếp. Múc cháo vào tô, rắc hành lá xắt nhỏ lên trên, dùng nóng với ếch xào.


3. Gà ác hầm thuốc bắc:


Nguyên liệu: 2 con gà ác, 15g kỳ tử, 1 miếng gừng tươi nhỏ, gia vị


Cách làm: Gà ác không cắt tiết mà dùng tay bóp chết, bỏ phần lòng, để nguyên con. Cho gà vào nồi hầm cùng gừng tươi và kỳ tử đến khi gà mềm thì cho gia vị vừa miệng. Ăn nóng. Món ăn lợi sữa này được dân gian lưu truyền khá lâu và được khoa học chứng minh là có cơ sở, các thành phần dinh dưỡng được phối hợp cân đối.


gà ác thuốc bắc


4. Xương heo hầm thông thảo:


Nguyên liệu: Xương heo 500g, thông thảo 6g, gừng tươi 10g, gia vị vừa đủ.


Cách làm: Xương heo rửa sạch, chặt nhỏ, đem hầm với thông thảo cho thật kỹ rồi thêm gia vị, dùng làm canh ăn hàng ngày.


5. Canh thịt heo nấu hoàng kỳ:


Nguyên liệu: Rau hoàng kỳ khô 30g, thịt heo nạc 250g.


Cách làm: Hoàng kỳ rửa sạch, thái nhỏ, thịt heo rửa sạch thái chỉ. Hai thứ nấu thành canh ăn trong ngày



5 món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh

Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu

Các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ sản khoa đều khuyên rằng nên điều trị chứng táo bón cho bà bầu bằng một chế độ ăn uống giàu chất xơ, dinh dưỡng hợp lý. Dưới đây là 3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu tham khảo.


1. Uống nhiều nước


Thông thường, mẹ bầu nên uống 2 – 3 lít nước mỗi ngày. Nước uống phải đảm bảo vệ sinh như nước đun sôi hoặc nước uống tinh khiết. Để đề phòng lạnh bụng, mẹ bầu nên uống nước ấm.


2. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ


Chất xơ có tác dụng làm mềm phân, kích thích đại tiện, vì thế nó có thể ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, tiểu đường, béo phì, táo bón và một số bệnh khác. Chất xơ trong tự nhiên chủ yếu có nhiều trong trái cây,  rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc, nấm…


 3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu1


Chế độ dinh dưỡng điều trị táo bón trong thai kỳ là uống nhiều nước, ăn thực phẩm giàu chất xơ…


3. Sử dụng hợp lý thực phẩm bổ dưỡng 


Chế độ ăn uống và bổ sung chất dinh dưỡng của 9 tháng thai kỳ cần bố trí hợp lý trong từng thời điểm, để tránh trường hợp ăn quá nhiều chất bổ gây thừa chất, táo bón và một số tác dụng phụ khác.


3món ăn hỗ trợ điều trị táo bón trong thai kỳ:


1. Khoai tây nướng phô mai


 3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu2


Khoai tây là thực phẩm bổ dưỡng, dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe thai nhi. Trong khoai tây có chất xơ thúc đẩy hoạt động của cơ quan tiêu hóa và tăng quá trình chuyển hóa cholesterol trong ruột.


- Rửa sạch khoai tây rồi xăm vài lỗ trên củ khoai, nướng ở 180 độ C khoảng 45′ tới khi khoai chín.


- Bổ đôi củ khoai rồi nạo ruột, để chừa lại 1cm phần ruột khoai.


- Trộn bơ, sữa, muối, hạt tiêu vào ruột khoai tây vừa nạo, sau đó nghiền nhuyễn cho tới khi hỗn hợp mịn.


- Xúc hỗn hợp khoai vào củ khoai đã nạo ruột, rắc lên bề mặt 1 chút pho mát Cheddar theo sở thích rồi nướng trong lò khoảng 30 phút cho tới khi pho mát xém cạnh và chảy ra.


2. Ngô xào thịt băm


3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu3

Ngô là loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe. Ngô có chứa hàm lượng chất xơ cao, giúp kích thích sự bài tiết, có tác dụng rất lớn trong việc trị chứng táo bón ở mẹ bầu. Ngoài ra, ngô còn có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng cường trao đổi chất…


- Đặt chảo lên bếp, đun nóng 1 thìa dầu ăn, phi chút đầu hành trắng cho thơm rồi cho thịt xay vào đảo. Nêm chút muối tiêu cho ngấm.


- Xào đến khi thịt chín, chuyển màu trắng đục thì cho ớt đỏ và ngô vào. Để lửa to, đảo nhanh tay, nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn.


- Xào khoảng 3 phút là ngô chín.


- Rắc hành xanh rồi tắt bếp.


3. Sinh tố khoai môn


 3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu4


Khoai môn rất giàu chất dinh dưỡng, là loại thực phẩm có tính kiềm. Khoai môn có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường chức năng miễn dịch, Vì vậy, trong 9 tháng thai kỳ, mẹ bầu nên ăn các món ăn sử dụng khoai môn làm nguyên liệu chính (hoặc khoai sọ nếu như trái mùa khoai môn) để kích thích hoạt động của đường tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu và tiêu hóa protein cũng như các chất dinh dưỡng khác một cách hiệu quả hơn, đồng thời loại bỏ được mỡ bám trên thành mạch máu.


- Khoai môn rửa sạch, để ráo, dùng dao rạch nhẹ bốn đường trên thân củ khoai. Cho khoai vào xửng hấp cách thủy.


- Khi khoai chín, bóc vỏ để nguội, thái nhỏ.


- Cho khoai, sữa đặc, sữa tươi, đường, vani và đá đập nhỏ vào máy xay mịn. Cho ra ly thưởng thức ngay.


Bí quyết:


Có thể thay sữa tươi bằng sữa chua, món sinh tố khoai môn sẽ có vị khác. Có thể kết hợp với đậu xanh nấu chín để có hương vị mới.




3 món ngon trị chứng táo bón cho bà bầu

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Gà chiên ngũ cốc khiến bé mê tít

Món gà chiên ngũ cốc rất hấp dẫn, nhất là với các bé. Thịt gà chín mềm với lớp vỏ giòn tan còn thịt gà bên trong thật mềm và thơm phức bởi đã được ướp trong sữa. Món này ăn kèm cùng tương ớt hoặc tương cà đều rất tuyệt!


Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:


Đùi gà , trứng gà, sữa tươi không đường, bột chiên giòn (hoặc bột mì), ngũ cốc ăn sáng (cornflakes) loại nhạt, hơi mặn

Gia vị gồm có hạt nêm, tiêu, đường, ớt bột (nếu nhà bạn có trẻ không ăn được cay thì không cần cho ớt bột)


 Gà chiên ngũ cốc khiến bé mê tít


Thực hiện:


Đùi gà rửa sạch, luộc sơ, dùng dao khứa vài đường lên trên đùi để khi ướp ngấm gia vị. Cho gà vào tô cùng sữa tươi không đường. Với 4 đùi gà bạn ướp cùng 4 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu, ½ thìa cà phê đường. Bạn ướp gà ít nhất là 8 tiếng hoặc để qua đêm trong tủ lạnh là tốt nhất.


Pha bột chiên giòn cùng nước lã hoặc nước luộc gà và 1 quả trứng gà. Bạn pha sao cho bột sánh, mịn là được.


Đùi gà sau khi ướp lấy ra nhúng qua hỗn hợp bột chiên giòn.


Ngũ cốc ăn sáng bóp vụn hoặc bạn có thể cho vào 1 chiếc túi mềm có khóa rồi dùng chày nghiền nát.


Gà sau khi nhúng qua hỗn hợp bột chiên giòn thì các bạn áo 1 lớp ngũ cốc. Các bạn có thể trộn ngũ cốc cùng bột chiên giòn khô (hoặc bột mì) để tăng độ kết dính.


Cho đùi gà vào chảo chiên ngập dầu. Dầu chiên phải nóng và bạn phải chiên ngập dầu thì đùi gà mới giòn và chín đều. Vì đùi gà đã được luộc sơ rồi nên không cần chiên quá lâu đùi gà vẫn chín.

Món gà chiên ngũ cốc rất hấp dẫn, nhất là với các bé. Thịt gà chín mềm với lớp vỏ giòn tan còn thịt gà bên trong thật mềm và thơm phức bởi đã được ướp trong sữa. Món này ăn kèm cùng tương ớt hoặc tương cà đều rất tuyệt!


Chúc các bạn thành công và ngon miệng với món gà chiên ngũ cốc này nhé!




Gà chiên ngũ cốc khiến bé mê tít

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Trị bé biếng ăn vì quá hiếu động

Trẻ nhỏ vốn rất hiếu động và khó có thể ngồi yên kể cả trong bữa ăn. Chính vì thế, để dụ bé ăn, nhiều bậc cha mẹ đã phải nghĩ ra các trò chơi để thu hút con, thậm chí là cho trẻ đi rong.


Theo Giáo sư, Tiến sĩ nhi khoa Irene Chatoor đang công tác tại trường ĐH Geogre Washington và Trung tâm y tế trẻ em quốc gia Mỹ, cho trẻ ăn rong là cách làm hạ sách.


Cho trẻ ăn rong trước hết là mất vệ sinh. Nếu thời tiết không đẹp, việc đi ra ngoài ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ăn rong cũng như dùng tivi, iPad hay các món đồ chơi khác để dụ bé ăn đều khiến trẻ ăn uống thụ động, không có ý thức thèm ăn, và cha mẹ sẽ mãi mãi phải ép trẻ ăn.


 Trị bé biếng ăn vì quá hiếu động1


Cha mẹ không nên cho trẻ đi ăn rong


Có một số đứa trẻ rất tinh quái biến những giờ ăn kiểu này thành giờ cha mẹ phải phục dịch nó. Nó chạy một bước, mẹ đuổi theo cố đút cho một thìa. Nó thích thì há miệng, không thì ngậm miệng lại. Đứa trẻ khoái trí khi biết rằng một thìa cháo của nó có thể điều khiển được cảm xúc của cha mẹ, nó ăn thì cha mẹ vui, không ăn thì cha mẹ cáu giận đau đầu. Và chúng càng nghĩ ra đủ trò để hoạnh họe cha mẹ, lấy miếng ăn của mình để đổi lấy những thứ khác mà bình thường không được đáp ứng như chơi máy tính, nghịch nước…


Chia sẻ trong một buổi gặp gỡ phụ huynh Việt Nam mới đây, chuyên gia người Mỹ cho rằng trẻ hiếu động hiếm khi thấy đói. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn có cách để giúp bé thoát khỏi tình trạng biếng ăn.


Tình trạng biếng ăn do sự hiếu động thường xảy ra khi trẻ ở trong độ tuổi 6 tháng đến 3 tuổi. Đây là giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và được làm quen với nhiều loại thức ăn mới. Một số bé được người lớn đánh giá là “lanh”, hiếu động, tình trạng biếng ăn có thể xảy ra ngay trong thời kỳ nhũ nhi. Trẻ dừng bú nếu nhìn hay nghe thấy điều gì thú vị


Khi chập chững biết đi, trẻ rất hiếu động, tò mò và mải chơi. Trẻ không cảm thấy đói trong một khoảng thời gian dài. Trẻ chỉ ăn một vài miếng rồi từ chối mở miệng ra. Trẻ không thích ngồi yên một chỗ khi ăn và cố gắng chạy thoát khỏi ghế, chạy xung quanh phòng và chạy ra ngoài. Trẻ biến thức ăn thành đồ chơi, ném thức ăn, bát đĩa, chén muỗng.


Ở tuổi đi học, những đứa trẻ kiểu này sẵn sàng thà chơi và nói thay ăn, đọc sách thay ngủ. Trẻ chỉ ăn một lượng ít và muốn rời khỏi bàn ăn để được chơi. Chúng cho rằng ăn uống là việc quá chán.


Cha mẹ có thể khen khi bé tự xúc ăn nhưng không nên khen về những gì bé ăn được Biếng ăn khiến trẻ lên cân chậm và thiếu cân. Đa số đều còi cọc và trông nhỏ hơn hẳn có với các bé cùng độ tuổi. Tuy nhiên, đây là những em bé rất sáng dạ, chúng biết nhiều thứ và nhanh nhẹn. Nhưng vì thiếu dinh dưỡng nên những đứa trẻ này có thể gặp những vấn đề về giấc ngủ, ngủ không ngon, hay nổi nóng, không thuần tính. Ngoài ra, nếu bị cha mẹ ép ăn không đúng cách, chúng có thể mâu thuẫn với cha mẹ, thậm chí có đứa sẵn sàng làm ngược lại ý cha mẹ.


 Trị bé biếng ăn vì quá hiếu động2


Cha mẹ có thể khen khi bé tự xúc ăn nhưng không nên khen về những gì bé ăn được.


Để giúp những trẻ này hết biếng ăn, trước hết, cha mẹ hãy giúp trẻ nhận biết cảm giác đói bằng cách cho trẻ ăn đúng giờ, khoảng cách giữa các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ là 3-4 giờ. Giữa hai bữa, nếu trẻ đói chỉ cho trẻ uống nước. Bên cạnh cảm giác đói, cha mẹ cũng cần giúp bé nhận biết được cảm giác no. Không nên cho tất cả khẩu phần bữa ăn vào bát ăn cùng một lúc, bởi điều này không chỉ khiến bé nhìn đã ngại, mà để lâu thức ăn mất ngon khiến trẻ càng ngán. Cho trẻ ăn các phần ăn nhỏ rồi xới thêm phần thứ hai, thứ ba, thứ tư để khuyến khích trẻ. Bạn nên nhớ đây là những đứa trẻ rất thích sự thay đổi.


Ngoài ra, vì đây là những trẻ rất hiếu động, hãy dạy cho trẻ ngồi ăn ở bàn cho đến khi “Bụng mẹ và bụng bố đã no” để bé tập quen với việc ngồi yên một thời gian. Bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, thậm chí kể cả khi trẻ ăn rất ít hay chưa ăn gì bởi trẻ sẽ bù lại lượng thức ăn ít ỏi đó vào bữa sau.


Cha mẹ có thể khen ngợi khi trẻ tự xúc ăn nhưng giữ thái độ trung lập về thức ăn trẻ ăn vào. Ăn uống không nên là thành tích của bố mẹ mà phải tùy thuộc theo nhu cầu sinh lý của trẻ


Nếu trẻ cư xử không đúng trong bữa ăn như rời khỏi ghế, ném đồ dùng và thức ăn, hãy cảnh cáo bé một lần duy nhất. Nếu trẻ không dừng thái độ đó, cho nó thời gian một mình. Tức là bạn hãy đưa trẻ vào một không gian riêng, nên nhớ không gian này phải an toàn với bé. Những đứa trẻ này rất hiếu động, chúng có thể tìm cách chui ra ngoài, tốt nhất bạn hãy chọn những phòng có khóa.


Hãy đợi đến khi trẻ bình tĩnh trở lại để đưa bé trở lại bàn ăn. Bạn phải nói cho trẻ biết rằng, đây không phải phạt mà là bé được cho thời gian suy nghĩ về hành động của mình. Tất nhiên, bố mẹ cũng phải “lì” nếu muốn thực hiện biện pháp này. Nếu bạn cảm thấy không chịu được tiếng khóc lóc của bé thì tốt nhất đừng thực hiện.


Lần đầu tiên áp dụng giải pháp “một mình” với bé nên chọn vào hôm có cả bố và mẹ, hai người phải thống nhất với nhau, và hôm đó hai người cũng không bận mải việc gì để có thể tĩnh tâm quan sát trẻ. Thông thường, ban đầu trẻ sẽ khóc lóc rất nhiều để động lòng cha mẹ, nhưng nếu mãi không thấy được cha mẹ quay lại vỗ về an ủi, bé sẽ tự nín. Bởi thực tế, bản thân bé hiểu rằng ném đồ ăn hay chạy nhảy trong bữa ăn là hành động không được phép, cha mẹ đã cảnh báo bé một lần rồi.


Sau khi biết cảm giác no, đói hay đã trải qua những lần bị “cho ra rìa” vì quấy phá trong bữa ăn, bé sẽ có ý thức và ăn uống tự giác hơn, từ đó cha mẹ đỡ vất vả hơn trong việc cho bé ăn. Theo thời gian, khi trẻ càng lớn thì việc cho ăn cũng sẽ dễ dàng hơn.


Trong trường hợp trẻ không tăng trưởng, cha mẹ có thể nhờ bác sĩ nhi khoa tư vấn về việc sử dụng thực phẩm. Có thể dùng thuốc để kích thích trẻ ăn uống nhưng cha mẹ nên nhớ thuốc chỉ có giá trị trong một thời gian nhất định. Có thể bổ sung sữa sau mỗi bữa ăn cho trẻ nhưng không nên dùng sữa thay hoàn toàn thức ăn vì trẻ cần được nhận biết các món ăn. Thực tế, những trẻ hiếu động sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn những trẻ khác, vì thế việc bổ sung thêm thức ăn cho bé là rất cần thiết.




Trị bé biếng ăn vì quá hiếu động

Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ sáu

Tháng thứ 6 là tháng gần cuối thai kỳ, nên dinh dưỡng cho mẹ trong thời kỳ này rất quan trọng, , vì thế thai phụ càng phải bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi. Dưới đây là những món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ sáu tham khảo.


Nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ


Thai ở tháng thứ 6 là thời kỳ tế bào mỡ và tế bào não của thai nhi đang phát triển, vì thế thai phụ càng phải bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi. Tuy nhiên, thai phụ cần hạn chế các loại thức ăn nhiều mỡ và đường ngọt, tránh quá nhiều nhiệt lượng, làm cho thai nhi quá lớn, ảnh hưởng đến sinh nở.


Nếu phụ nữ thiếu máu thì cần chú ý bổ sung sắt. Ở tháng thứ 6, lượng lớn kích tố của thai làm cho cơ trơn của vị tràng bị lỏng nhão, lượng nước bị thành ruột hấp thu nên thường dẫn đến táo bón. Do đó, cần phải ăn những thức ăn như: rau xanh, hoa quả tươi và có chất xơ, hồ đào, lạc, vừng, hạt hướng dương… Những thức ăn này chứa nhiều axit béo không bão hoà, có thể giảm được tỷ lệ phát những bệnh về da cho trẻ sau này. Chú ý, những thức ăn chứa nhiều vitamin B2 như: gan động vật, rau xanh, mộc nhĩ, đậu… có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu của trẻ sau khi sinh. Thường ăn những thức ăn chứa iốt, có thể giảm tỉ lệ phát bệnh đần độn ở trẻ.


 Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ sáu1


Thai phụ cần bổ sung các loại thức ăn giàu protein, mỡ, phốt pho và vitamin để thúc đẩy sự phát triển trí lực của thai nhi


Thực đơn


Bánh mỳ cá rán


- Nguyên liệu: Bánh mỳ; thịt cá: 150g; mỡ lợn: 150 ml; trứng gà: 1 quả; rượu, tinh bột; muối gia vị, hành, gừng.


- Cách làm: Bánh mỳ bỏ vỏ ngoài, cắt thành 4 miếng, dày khoảng 4-5 cm. Thịt cá xay thành bột, cho lòng trắng trứng, hành, gừng, rượu, trộn lên cho đều. Thịt cá đã trộn chia đều làm 4 phần, dùng dao quết lên bánh mì và san đều. Cho mỡ vào chảo để nóng thì cho bánh mì đã quết thịt cá vào rán vàng, vớt ra. Bánh mì đã rán vàng, mỗi lát chia thành 8 miếng nhỏ, xếp ra đĩa. Tương ngọt cho thêm một ít nước, đường, rồi dùng đũa khuấy đều, cho vào hấp 5 phút, cho dầu vừng vào. Tưới tương ngọt lên trên bánh mì là được.


- Đặc điểm: Mềm thơm, dễ ăn, có thể kích thích ăn uống cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai.


Thịt thỏ hầm


- Nguyên liệu: Thịt thỏ (cả xương) 1000g; hành 20g; gừng 15g; đường; tỏi mỗi loại 5g; rượu 10ml; vỏ quế; bột hồ tiêu; hồi hương mỗi loại 0,5g; chút xì dầu lạc: 100ml.


 Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ sáu2


Thịt thỏ hầm món ngon không thể bỏ qua cho bà bầu ở tháng thứ sáu


- Cách làm: Thịt thỏ rửa sạch cho hết nước đỏ, chặt thành miếng vuông 3cm, cho vào nồi luộc chín thì vớt ra, rửa lại một lần nữa, hành thái, gừng, tỏi đập nhỏ. Bắc nồi lên bếp, để lửa vừa, cho dầu vào nồi đợi nóng già, cho thịt thỏ vào xào cho khô nước, tiếp đó cho rượu, xì dầu, muối, hành, gừng, đường, vỏ quế, hồi hương và nước vào đun sôi, vớt bỏ bọt, đậy vung rồi vặn lửa nhỏ, hầm cho đến khi thịt thỏ chín nhừ. Sau đó, cho lửa to đun sôi lại, cho hành, gừng, hồi, quế vào, nêm gia vị, rắc một chút bột hồ tiêu lên trên là được.


- Đặc điểm: Màu sắc đẹp, thịt chín mềm, hương thơm, vị đậm, giàu dinh dưỡng, béo mà không ngấy.


Thịt thỏ nấu măng xuân


- Nguyên liệu: Thịt thỏ, măng xuân, mỗi loại: 500g; hành cắt khúc; gừng mỗi loại: 20g; bột đậu, đậu tương mỗi loại khoảng: 50g; nước thịt: 100ml; xì dầu: 20ml; muối gia vị: 2g; dầu lạc: 60ml.


- Cách làm: Thịt thỏ rửa sạch, chặt miếng vuông 3cm. Măng xuân cắt miếng. Bắc chảo lên bếp, để lửa to, cho dầu lạc vào chờ nóng già, cho thịt thỏ vào xào khô nước, cho đậu tương vào xào cùng cho đến khi thịt có màu vàng thì cho xì dầu, muối, hành, gừng, nước thịt vào đun khoảng 30 phút. Sau đó cho măng xuân vào. Đợi thịt thỏ chín mềm thì nêm gia vị, bột đậu là được.


- Đặc điểm: Màu đẹp, bóng, vị thơm ngon.


Những điều nên tránh trong ăn uống


Thời kỳ này, do kích tố của thai nhi nên đã làm cho cơ trơn của vị tràng bị lỏng nhão, hơn nữa thai nhi lại to, dồn ép xuống trực tràng khiến máu tĩnh mạch ở hậu môn của thai phụ chảy ngược lại bị gặp trở ngại.


Trong thời gian mang thai, cơ đáy khoang chậu bị lỏng nhão dễ dẫn đến táo bón hoặc trĩ, do đó thai phụ nên kiêng ăn những thứ có tính cay nóng, mỡ, rán, nướng…; kiêng uống trà đặc, cà phê, không hút thuốc, uống rượu; thận trọng khi đồ ăn có tính nóng như: thịt dê, thịt chó; không ăn những thức ăn có thể làm giảm sự phân tiết của các tuyến thể như: quả lựu, mai, mận. Ngoài ra, lượng nước và lượng muối không được hấp thu quá nhiều, nếu không có thể dẫn đến chứng bệnh độc huyết kỳ mang thai.


Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ sáu3


Bà bầu  nên kiêng ăn những thực phẩm cay nóng, mỡ, rán…



Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ sáu

Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ tám

Ở tháng thứ 8 của thai kỳ, thai nhi đã phát triển khá hoàn thiện, người mẹ “khệ nệ” hơn và nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên đáng kể. Dưới đây là thực đơn về món ăn dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ tám tham khảo.


Sườn chua ngọt  


Nguyên liệu:


Xương sườn 250g; dầu 750ml; xì dầu; rượu; đường trắng; muối; bột mì; tinh bột lượng vừa đủ.


 Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ tám1


Cách chế biến:


Cho sườn chặt miếng, rượu, muối, tinh bột, bột mì vào bát đảo đều, thêm 50g nước chế thành nước chua ngọt. Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, đun cho nóng thì cho sườn vào rán khoảng 2 phút, vớt ra, lại để cho mỡ thật già và cho sườn vào rán khoảng 1 phút, vớt ra. Để lại một ít dầu trong chảo, đổ nước chua ngọt vào, đợi nước đặc sánh lại thì cho sườn vào, đợi một lúc cho sườn ngấm gia vị là được.


Đặc điểm: Xương sườn mềm, vị chua ngọt.


Ngó sen chua ngọt


Nguyên liệu:


Ngó sen 750g; đường 200g; gạo nếp 150g; hạt sen 25g; mật ong 50ml; tinh bột ướt 15g; hoa quế 5g.


 Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ tám2


Cách chế biến:


Ngó sen rửa sạch, cắt bỏ phần đầu; gạo nếp vo sạch, ngâm nước 2 giờ rồi đổ bỏ nước, đợi gạo khô nước. Cho gạo nếp dồn vào từng lỗ ngó sen. Vừa cho gạo vừa dùng đũa dồn gạo lấp đầy chặt các lỗ, cho lên nồi hấp 30 phút rồi vớt ra. Sau đó dùng nước trắng ngâm 2 phút, bóc đi vỏ ngoài của ngó sen, cắt đi đầu còn lại, cắt thành từng miếng mỏng, dày khoảng 0.7cm, xếp ngay ngắn ra bát, cho 125g đường vào nồi rồi lại cho lên hấp, để lửa to khoảng 10 phút. Đợi khi đường chảy thì đổ ra bát khác. Cho chảo lên bếp, cho 50 ml nước, 75g đường, mật ong, hoa quế, hạt sen vào đun sôi, cho tinh bột từ từ đổ vào, khuấy cho sánh lại, bắc ra đổ lên trên ngó sen là được.


Đặc điểm: Gạo nếp chứa protein, chất béo, canxi, các loại đường, phốt pho, sắt, vitamin và còn chứa nhiều chất xơ có thể tăng nhu động của ruột. Ngó sen chứa nhiều protein, vitamin, chất thiên môn đông…có giá trị dinh dưỡng rất cao. Sau khi chế biến có màu đỏ trong, vị ngọt như mật.


 



Món ăn, dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ tám